THÔNG BÁO: Thapthanh là cổng game chơi vui, không đổi thưởng, không quy đổi tiền game ra tiền thật hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào!

Bí ẩn trong thiết kế và sản xuất bộ bài tổ tôm, chắn: Phần 1 - Trang phục và phong cách thiết kế

21-03-2023

Bí ẩn trong thiết kế và sản xuất bộ bài tổ tôm, chắn: Phần 1 - Trang phục và phong cách thiết kế

Khi chơi tổ tôm cũng như chơi chắn, chúng ta thường ngâm những câu thơ theo thể lục bát quen thuộc ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu xét về trang phục của các nhân vật và phong cách kiến trúc trên các quân bài, hẳn bạn sẽ đặt câu hỏi các thiết kế này xuất phát từ đâu ?

Đó là một điểm thú vị mà có lẽ ít ai giải thích được một cách rõ ràng, mặc dù vậy chúng ta cũng bàn một chút về những điều đó để tìm kiếm thêm những giải đáp ít ỏi cho những bí ẩn trên.

Thanh và Sắc là 2 thứ đi liền với nhau trong thú chơi chắn, về âm thanh đó là tên những quân bài, những câu thơ đi kèm khi được xướng lên. Phần này do yếu tố đặc trưng về lịch sử ta có thể thấy rõ sự ảnh hưởng của từ Hán Việt trong đó.

Nói về Sắc ở đây là những gì ta nhìn thấy trên quân bài và hình dáng quân bài.

Về hình dáng những quân bài 

Bài chắn có hình chữ nhật (tỷ lệ 4:1) và cũng khá tương đồng với hình dáng quân bài tam cúc bên Trung Quốc. Trong khi đó ở Nhật Bản có bài Karuta nổi tiếng nhưng được thiết kế theo dạng chữ nhật (tỷ lệ 3:2).

Quân bài Karuta (Nhật Bản) , bài Chắn (Việt Nam), bài Tam Cúc (Trung Quốc) (từ trái qua phải)

Về phong cách kiến trúc và nét tượng trưng.

Một vài quân bài chắn có hình ảnh thành quách, cá chép và hoa đào - Những thứ này thì cả ở Việt, Nhật, Trung đều có nhưng để mà chọn một nơi có sự tương tự và đặc trưng nhất thì đó là Nhật Bản.

Hoa đào cũng là một biểu tượng của Nhật Bản. Hình ảnh thành quách với kiến trúc đỉnh chóp giống với kiến trúc cổ thành của Nhật.

Về trang phục của các nhân vật trên quân bài chắn.

Rất nhiều người cho rằng phong cách trang phục của nhiều quân bài chắn có điểm tương đồng với trang phục của người Nhật thời kỳ Edo (江戸時代) với phụ nữ mặc Kimono, bên cạnh đó nếu xét về hán tự (người Nhật cũng dùng hán tự) trên quân bài thì đó dường như viết theo kiểu Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh. 

Ảnh trên một số quân bài chắn gần giống trang phục của nam nữ ở giai tầng cao, thấp trong xã hội Nhật Bản.


Anh phu xe người Việt (thế kỷ 20) tại Sài Gòn.

Anh phu xe Nhật Bản (thế kỷ 20)

Kimono của người Nhật

Trang phục cổ của phụ nữ Việt Nam

Phụ nữ Việt chơi bài (ảnh thật được phục chế màu) (Sài gòn 1920s)

Mời các bạn đón đọc phần tiếp trong số tới (phần 2 - Ai đã thiết kế và sản xuất bộ bài Tổ Tôm?)



Bình luận:

Bạn cần đăng nhập để bình luận bài viết này.